Chuẩn đầu ra ngành Quản trị kinh doanh

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

 

A. Về kiến thức chung:     

A1. Có kiến thức về lý luận, phương pháp luận và nghiên cứu, tư duy logic. Có kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực rộng.

- Khả năng hệ thống kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học, logic học để ứng dụng lập luận và giải quyết các vấn đề Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

- Khả năng hệ thống hóa khối kiến thức Khoa học tự nhiên và ứng dụng giải quyết các vấn đề Kinh tế và Kinh doanh.

- Khả năng hệ thống hóa khối kiến thức Khoa học Xã hội và Nhân văn, và ứng dụng giải quyết các vấn đề Quản trị và Kinh doanh.

A2. Có kiến thức cơ bản của nhóm ngành và cơ sở ngành: Nắm vững lý thuyết về Khoa học Kinh tế, và Khoa học quản trị.

- Khả năng hiểu và hệ thống các lý thuyết kính tế như: Kinh tế vi mô, vĩ mô.

- Có kiến thức về Tài chính và Kế toán để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến Kinh tế và Quản lý.

- Khả năng hiểu và hệ thống các kiến thức về các ngành cơ bản trong khoa học Quản trị và kinh doanh.

B. Về kiến thức chuyên môn

B1. Khả năng hiểu và hệ thống các Lý thuyết về tổ chức và quản lý.

B2. Có kiến thức chuyên sâu về Quản trị để có thể làm việc trong lĩnh vực Quản lý và Kinh doanh:

- Am hiểu các nguyên lý về hành vi người tiêu dùng, các nguyên lý của Quản trị, Lý thuyết về cạnh tranh, sản xuất, đầu tư và phân phối sản phẩm.

- Hiểu biết các kiến thức luật pháp trong kinh doanh và các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp.

B3. Khả năng ứng dụng kiến thức để phản biện và xây dựng chiến lược kinh doanh.

B4. Khả năng ứng dụng kiến thức để hoạch định và tổ chức hoạt động kinh doanh.

B5. Có kiến thức và khả năng lập luận tư duy theo hệ thống và giải quyết các vấn đề Quản lý và Kinh doanh.

C. Kỹ năng chuyên môn

C1. Khả năng làm việc nhóm và khả năng hình thành, phát triển và lãnh đạo nhóm.

C2. Thực hành các kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp như kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh, kỹ thuật xây dựng và phân tích quản trị dự án đầu tư, kỹ thuật phân tích hoạt động kinh doanh.

C3. Khả năng tổ chức các hoạt động kinh doanh.

C4. Khả năng soạn thảo và đàm phán hợp đồng trong kinh doanh.

D. Khả năng tư duy và lập luận

D1. Lập luận tư duy và ứng dụng trong giải quyết các vấn đề kinh tế và kinh doanh như: phát hiện và hình thành vấn đề, đánh giá, phân tích, tổng hợp và đưa ra giải pháp kiến nghị.

D2. Tư duy theo hệ thống khi tiếp cận xử lý các vấn đề chung trong cuộc sống hàng ngày và thuộc lĩnh vực Quản trị kinh doanh.

D3. Nghiên cứu khoa học và khám phá kiến thức đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực Quản trị và Kinh doanh.

E. Khả năng giao tiếp

E1. Giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Việt và tiếng Anh (500 TOEIC).

E2. Khả năng viết hiệu quả bằng Việt ngữ và Anh ngữ (500 TOEIC).

E3. Khả năng nghe với tư duy phản biện.

E4. Khả năng trình bày hiệu quả các vấn đề hay ý tưởng trước công chúng.

F. Trách nhiệm cá nhân với cộng đồng

F1. Lựa chọn các vấn đề mang tính đạo đức để học tập và nghiên cứu.

F2. Tham gia vào các hoạt động xã hội trên phạm vi khu vực và toàn cầu.

F3. Nhận biết và tham gia giải quyết các vấn đề đạo đức xã hội.

F4. Có đạo đức nghề nghiệp.

G. Khả năng hợp tác

G1. Khả năng phối hợp làm việc để đạt mục tiêu chung.

G2. Sống và làm việc hiệu quả ở môi trường hội nhập toàn cầu

G3. Chia sẻ các quan điểm khác nhau về: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa và Tôn giáo trên thế giới

H. Khả năng quản lý

H1. Khả năng quản lý một kế hoạch hoạt động, công việc cụ thể như kế hoạch kinh doanh.

I. Về năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

I1. Khả năng hình thành các ý tưởng về kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động.

I2. Khả năng xây dựng các phương án, dự án trong kinh doanh.

I3. Khả năng tổ chức thực hiện các phương án, dự án trong kinh doanh.

I4. Khả năng đánh giá các phương án, dự án hay chính sách về kinh doanh được đặt trong bối cảnh về xã hội và ngoại cảnh, bối cảnh về doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

J. Khả năng học tập suốt đời

J1. Ý thức tham gia vào các hoạt động rèn luyện sức khỏe, trí tuệ và tinh thần

J2. Khả năng học hỏi và áp dụng kiến thức mới.

J3. Xây dựng mô thức hình thành mục tiêu cá nhân với sự phát triển nghề nghiệp.

J4. Khả năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu, các công cụ để tự nghiên cứu.

J5. Khả năng nắm bắt và sử dụng công nghệ mới.