Quá trình hình thành và phát triển

 

Khoa Quản trị kinh doanh, tiền thân là Bộ môn Quản trị kinh doanh (2006), được thành lập tháng 7 năm 2010. Tính đến 31 tháng 5 năm 2017, Khoa Quản trị kinh doanh có 02 Bộ môn: Quản trị và Marketing. Nhân sự của Khoa gồm có 26 giảng viên cơ hữu, trong đó có: 02 Phó giáo sư, tiến sĩ; 4 tiến sĩ; 20 thạc sĩ, phân chia theo chức danh nghề nghiệp trong Tables 0.1. Tổng số giảng viên của Khoa chiếm 11,7% (26/222) so với toàn trường, trong đó giảng viên cao cấp chiếm 11,7% (2/17), và giảng viên chính 38,5% (3/8). Khoa còn có 01 chuyên viên hỗ trợ phụ trách văn phòng.

Ngoài ra, Khoa Quản trị kinh doanh còn có 26 giảng viên bán cơ hữu và 10 thỉnh giảng. Số giảng viên của Khoa đang theo học nghiên cứu sinh tại các trường đại học trong nước là 8, và ở nước ngoài là 06.

Khoa Quản trị kinh doanh có 887 sinh viên đang theo học 4 Chương trình đào tạo: Cử nhân Quản trị kinh doanh; Cử nhân Quản trị kinh doanh chất lượng cao; Cử nhân Marketing; Cử nhân Marketing chất lượng cao. Số sinh viên đang theo học trong Khoa Quản trị kinh doanh chiếm 13,71% so với toàn UEL (887/6467 sinh viên). Riêng sinh viên Quản trị kinh doanh chiếm 66,51% (590/887) tổng số sinh viên toàn Khoa, và 9,12% (590/6467) tổng số sinh viên toàn UEL. Khoa Quản trị kinh doanh là một trong 04 Khoa của UEL có đủ điều triển khai Chương trình đào tạo ở cả 03 cấp: Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Với mục tiêu đào tạo của mình, ngành Quản trị kinh doanh hướng đến việc cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quản trị hoạt động sản xuất và kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp trong điều kiện thị trường. Người học sẽ được nghiên cứu về cách thức thực hiện các chức năng quản lý như : lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá trong thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh nói chung cũng như quản trị các lĩnh vực hoạt động khác nhau của một tổ chức kinh doanh. Rèn luyện cho người học các phẩm chất cần có của một doanh nhân, khả năng nhận định tình huống, khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và khả năng ra quyết định để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn kinh doanh; các kỹ năng giao tiếp, đàm phán và quan hệ với công chúng. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có thể trở thành chuyên viên làm việc tại các phòng ban chức năng, trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp; họ cũng có thể trở thành các doanh nhân hay giám đốc điều hành chuyên nghiệp. Một bộ phận sinh viên tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy và nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên sâu của Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. 

Chương trình đào tạo của ngành Quản trị kinh doanh được xây dựng theo hệ tín chỉ với thời lượng 135 tín chỉ bậc đại học, 50 tín chỉ bậc cao học, đảm bảo tính liên thông với chương trình đào tạo cử nhân, cao học ở một số cơ sở đào tạo khác của Việt Nam. Chương trình này cũng hoàn toàn tiếp cận được với nội dung đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh của một số trường đại học có uy tín trên thế giới. Do vậy, người học có thể tiếp tục học bậc học cao hơn ở các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài nước. 

Ban lãnh đạo và đội ngũ Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh (2020)


Ban lãnh đạo và đội ngũ Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh (2015)


Ban lãnh đạo và đội ngũ Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh (2007)
Trong hơn 4 năm hoạt động (2006 – 2010), Khoa Quản trị kinh doanh đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các giảng viên trong Khoa cũng như trong lĩnh vực học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Trong đó, thành tích nổi bật nhất của Khoa là Giấy chứng nhận đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm 2008 cho Bộ môn Quản trị kinh doanh do Giám đốc Đại học quốc gia cấp và Giải nhất cuộc thi “Tìm kiếm CEO tương lai” năm 2009 do ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức.