Mô tả công việc

 

THỐNG KÊ CÔNG VIỆC THEO CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Số TT

TÊN CÔNG VIỆC

GHI CHÚ

1

2

3

Khoa Quản trị kinh doanh là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp  trước nhà trường về những nhiệm vụ được giao, đó là:

  1. Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong Chương trình giảng dạy chung của nhà trường;
  2. Điều phối và kết hợp việc xây dựng Chương trình và phân công thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học giữa các Bộ môn trong Khoa;
  3. Tổ chức hoạt động khoa học và kinh doanh, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
  4. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học thuộc Khoa quản lý;
  5. Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học;
  6. Tổ chức biên soạn giáo trình môn học, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;
  7. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc Khoa Quản trị kinh doanh.

Trên cơ sở đó, nhiệm vụ cụ thể được phân chia cho các chức danh công việc như sau:

I

CÔNG VIỆC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH

I.1

TRƯỞNG KHOA

 

 

Trưởng Khoa là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Hiệu trưởng nhà trường về những nhiệm vụ được giao của ngành Quản trị kinh doanh, đó là:

I.1.1.

Trực tiếp phụ trách vấn đề nhân sự của Khoa Quản trị kinh doanh;

 

 

I.1.2.

Trực tiếp theo dõi việc xây dựng Chương trình và thực hiện tiến độ đào tạo bậc sau đại học của ngành Quản trị kinh doanh;

 

 

I.1.3.

Trực tiếp phụ trách và triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;

 

 

I.1.4.

Phụ trách vấn đề hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo với các đối tác nước ngoài của ngành Quản trị kinh doanh.

 

 

I.2

PHÓ TRƯỞNG KHOA

 

Phó trưởng Khoa là người giúp cho Trưởng Khoa thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đã được Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế-Luật giao cho ngành Quản trị kinh doanh.

Dựa vào Qui định số 05/2010/QTKD về Trách nhiệm và Quyền hạn của cán bộ, giảng viên trong Khoa Quản trị kinh doanh, Nhiệm vụ của Phó Trưởng Khoa được qui định cụ thể như sau:

I.2.1.

Trực tiếp theo dõi việc xây dựng Chương trình, Đề cương môn học, ngành học và thực hiện tiến độ đào tạo các bậc: đại học chính qui, vừa làm vừa học, văn bằng hai và liên thông của ngành Quản trị kinh doanh;

 

 

I.2.2.

Điều tiết và phối hợp giữa các Bộ môn trong Khoa để thực hiện những nhiệm vụ chính trị, phân công chuyên môn cho các giảng viên và hoạt động xã hội trong toàn Khoa;

 

 

I.2.3.

Trực tiếp phụ trách công tác Tư vấn học tập và các hoạt động học tập, ngoại khóa của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh;

 

 

I.2.4.

Trực tiếp phụ trách công tác Kiểm định và Đảm bảo chất lượng các Chương trình đào tạo của ngành Quản trị kinh doanh;

 

 

I.2.5.

Phụ trách vấn đề quan hệ, hợp tác với các đối tác doanh nghiệp, liên kết đào tạo các chương trình ngắn hạn và dài hạn với các đối tác trong nước của ngành Quản trị kinh doanh.

 

 

I.3

TRƯỞNG BỘ MÔN

 

Điều 42 của quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/7/2003 về Điều lệ trường đại học, qui định: Bộ môn là đơn vị cơ sở về đào tạo, có các nhiệm vụ sau đây:

v   Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số môn học trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của trường ĐH KTL, của khoa QTKD;

v   Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành đào tạo và môn học được Khoa Quản trị kinh doanh phân công;

v   Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ  thuộc chuyên ngành;

v   Tiến hành nghiên cứu khoa học, cung ứng các dịch vụ khoa học, công nghệ và kinh doanh theo kế hoạch của trường ĐHKTLvà Khoa QTKD;

Khoa Quản trị kinh doanh được phân chia thành 2 Bộ môn trực thuộc: Quản trị doanh nghiệp và Quản trị Marketing.

Công việc cụ thể của trưởng Bộ môn, bao gồm:

I.3.1.

Trực tiếp theo dõi thực hiện tiến độ, phân công giảng viên đảm nhiệm các chương trình đào tạo của ngành Quản trị kinh doanh mà Bộ môn được phận chia trách nhiệm;

 

 

I.3.2.

Chịu trách nhiệm phân chia cho các giảng viên trong Bộ môn xây dựng nội dung môn học, ngành học, đề cương chi tiết các môn học, chủ động lựa chọn giáo trình và các tài liệu tham khảo cho môn học, ngành học do giảng viên đảm nhận;

 

 

I.3.3.

Chủ động phân công giảng viên xây dựng mới, điều chỉnh, bổ sung các tài liệu học tập, giáo trình, tài liệu tham khảo cho môn học, ngành học;

 

I.3.4.

Trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc ra đề thi cuối kỳ, đề thi kết thúc môn học, đề thi tốt nghiệp các môn học thuộc các hệ đào tạo mà Bộ môn được Khoa phân công đảm nhận.

 

 

II

CÔNG VIỆC GIẢNG DẠY

Căn cứ vào các Quyết định: số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Điều lệ trường Đại học”, số 64/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ngày 28/11/2008 về “Qui định chế độ làm việc đối với giảng viên”, và những qui định của Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế-Luật về chế độ làm việc của cán bộ, giảng viên trong trường, Khoa Quản trị kinh doanh thống kê cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đối với các cán bộ, giảng viên trong đơn vị như sau:

 II.1

Giảng viên có trách nhiệm hoàn thành công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học được quy định theo giờ chuẩn do Bộ GD-ĐT, và Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế-Luật ban hành;

                                            

 

II.2

Giảng viên có trách nhiệm giảng dạy theo nội dung, chương trình đã được Bộ GD-ĐT, trường đại học Kinh tế-Luật qui định.

 

 

II.3

Giảng viên có quyền được tham gia viết giáo trình, bài giảng, tài liệu phục vụ giảng dạy - học tập theo sự phân công của Khoa Quản trị kinh doanh và Bộ môn;

 

II.4

Giảng viên phải nắm vững qui chế thi, kiểm tra đánh giá vị trí và yêu cầu của môn học, ngành học được phân công đảm nhận, nắm bắt và tham gia đánh giá khả năng, kiến thức của người học;

 

 

II.5

Giảng viên chủ động tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo;

 

 

II.6

Giảng viên phải chịu sự giám sát của Khoa Quản trị kinh doanh và Bộ môn về chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học;

 

II.7

Giảng viên có quyền được tham gia và chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ và các hoạt động khoa học và công nghệ khác;

 

II.8

Giảng viên có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ người học trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống.

 

III

CÔNG VIỆC HỖ TRỢ, PHỤC VỤ

Thư ký văn phòng Khoa là người làm công tác hành chính, giúp cho lãnh đạo Khoa thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước được giao ở cấp cơ sở về những nhiệm vụ đào tạo, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

Thư ký Khoa là cầu nối trong công tác hành chính của Khoa với Ban giám hiệu nhà trường, giữa Ban chủ nhiệm Khoa với các phòng ban chức năng trong trường, giữa Ban chủ nhiệm khoa với các đối tác khác trong và ngoài trường đại học Kinh tế-Luật.

Thư ký Khoa cũng là cầu nối truyền đạt thông tin giữa Ban chủ nhiệm Khoa với các giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng trong Khoa, với các sinh viên, học viên các hệ đào tạo của ngành quản trị kinh doanh. Nhiệm vụ của thư ký Khoa Quản trị kinh doanh được qui định:

 

III.1

Nhân viên văn phòng Khoa có trách nhiệm giải quyết toàn bộ công việc hành chính của Khoa theo chế độ làm việc được qui định trong Hợp đồng lao động;

 

 

III.2

Nhân viên văn phòng chịu trách nhiệm tiếp nhận các công văn đến, chuyển công văn đi theo qui định chung của Nhà nước và của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế-Luật;

 

 

III.3

Nhân viên văn phòng Khoa là thành viên của tổ kiểm định chất lượng Giáo dục đại học trong Khoa Quản trị kinh doanh;

 

 

III.4

Nhân viên văn phòng có trách nhiệm lưu giữ các loại văn bản của Khoa theo qui định hiện hành của pháp luật;

 

 

III.5

Nhân viên văn phòng Khoa có trách nhiệm tiếp nhận và truyền đạt những thông tin liên quan một cách nhanh nhất, cũng như các chỉ thị của nhà trường đến lãnh đạo khoa, trưởng các Bộ môn, các giảng viên, sinh viên trong ngành Quản trị kinh doanh;

 

 

III.6

Nhân viên văn phòng Khoa có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ các loại máy móc phục vụ cho hoạt động văn phòng và các loại tài sản khác của Khoa quản lý.