TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Số 57/2016/ĐHKTL- QTKD
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2016
QUI ĐỊNH CHUNG VỀ XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG VÀ VIẾT LUẬN ÁN TIẾN SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 62.34.01.02
- GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SỸ
Chương trình đào tạo Tiến sỹ Quản trị kinh doanh của trường Đại học Kinh tế-Luật được thực hiện theo hệ nghiên cứu hàn lâm (Academic Research), nhằm mở rộng kho tàng tri thức trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh. Văn bằng được công nhận là Tiến sỹ nghiên cứu - Doctor of Philosophy (PhD).
Chương trình đào tạo Tiến sỹ hàn lâm là bậc chuyển tiếp có mục đích chuyển đổi nghiên cứu sinh từ người tiêu dùng tri thức, để bổ sung vào đội ngũ những người sản xuất ra tri thức khoa học cho các cơ sở đào tạo bậc cao, chuyên sâu, nghiên cứu chuyên ngành, và v.v.v. Chương trình đào tạo này không nhằm cung cấp cho nghiên cứu sinh những nghiên cứu ở dạng vận dụng các lý thuyết để giải quyết những vấn đề cụ thể trong kinh doanh, mà là những nghiên cứu để bổ sung, phát triển hoặc làm phong phú thêm vốn kiến thức đã có trong các lĩnh vực của chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
Mục tiêu của Chương trình hoàn toàn khác với các bậc Cử nhân và Thạc sỹ, là đào tạo ra các nhà nghiên cứu hàn lâm, biết tự thiết kế một nghiên cứu và hướng dẫn được người khác làm nghiên cứu khoa học. Hay nói cách khác, Chương trình nhằm đào tạo ra những người biết cách và có khả năng để tạo ra những tri thức khoa học mới, tức là sản xuất ra những tri thức khoa học, chứ không phải chỉ biết tiêu dùng tri thức.
Điểm giống nhau chung nhất giữa nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu hàn lâm là thiết kế qui trình chặt chẽ, tuân thủ các nguyên tắc học thuật trong từng bước nghiên cứu và lựa chọn phương pháp thực hiện đảm bảo độ tin cậy khoa học.
Điểm khác nhau căn bản và tiên quyết giữa hai dạng nghiên cứu này là mục tiêu đạt được của nghiên cứu. Nghiên cứu ứng dụng thiết kế phục vụ một địa chỉ cụ thể, cho một đơn vị doanh nghiệp hay lĩnh vực, ngành nghề nào đó. Nghiên cứu hàn lâm hướng tới mục tiêu phát hiện ra điểm mới trong lĩnh vực lý thuyết chuyên ngành mà chưa có nghiên cứu nào trước đó thực hiện. Do vậy, việc dò tìm khe hổng lý thuyết trong tổng quan nghiên cứu là điều kiện bắt buộc trong mỗi đề cương, cũng như Luận án của nghiên cứu sinh.
- NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ VỀ ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ
Để đảm bảo qui trình thực hiện một Luận án tiến sỹ nghiên cứu hàn lâm, những vấn đề về đề cương nghiên cứu phải tuân thủ chặt chẽ:
2.1. Tên đề tài: Tên đề tài Luận án phải thể hiện nội dung một lĩnh vực nghiên cứu khoa học cụ thể được lựa chọn, rõ ràng, càng ít chữ càng tốt, thể hiện được bản chất của vấn đề, thời gian, không gian nghiên cứu dự kiến, phản ánh đúng lĩnh vực chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
2.2. Tính cấp thiết của đề tài: Lý giải tính cấp bách của vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài, ý nghĩa khoa học của đề tài (giải quyết cái gì? Khám phá trong lĩnh vực nào? Bằng cách nào?).
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. Đây là phần rất quan trọng của một đề cương nghiên cứu sinh, cũng như tiếp theo là Luận án Tiến sỹ. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề cập đến những chuyên khảo, các bài báo khoa học đã công bố trên tạp chí chuyên ngành (Tạp chí thế giới có chỉ số SSCI, SCIE, Tạp chí ở Việt Nam được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước qui định), những Luận án đã bảo vệ trước hội đồng khoa học trong cùng lĩnh vực, từ đó có thể làm rõ những nội dung phát hiện trong các nghiên cứu trước để phản biện, kế thừa và dự kiến phần phát triển trong nghiên cứu của mình.
2.4. Dò tìm khe hổng lý thuyết. Thực hiện tốt phần tổng quan nghiên cứu sẽ giúp học viên có thể phát hiện ra những lỗ hổng trong cả lý thuyết và phương pháp thực hiện của các nghiên cứu trước đó, và đấy chính là điểm mới dự kiến của Luận án tiến sỹ. Đây là điểm bắt buộc phải có trong Luận án tiến sỹ.
2.5. Đối tượng, phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài. Đề cương phải xác định rõ đối tượng nghiên cứu, phạm vi giới hạn về đối tượng, giới hạn không gian (địa bàn, lĩnh vực nghiên cứu cụ thể), thời gian (theo khả năng thu thập số liệu so sánh).
2.6. Mục tiêu của đề tài. Mục tiêu phải tương thích với nội dung nghiên cứu của đề tài. Mục tiêu tiên quyết của Luận án tiến sỹ là tìm ra điểm mới về mặt lý thuyết.
2.7. Qui trình nghiên cứu, Bộ dữ liệu, Mô hình xử lý số liệu. Mô tả đầy đủ thứ tự thực hiện các bước triển khai nghiên cứu, và những phương pháp vận dụng phù hợp trong từng nội dung nghiên cứu.
Cần mô tả rõ bộ dữ liệu được khai thác và sử dụng như thế nào. Nguồn thông tin thứ cấp được khai thác từ đâu. Cơ sở khoa học để xây dựng bộ dữ liệu sơ cấp.
Diễn giải việc lựa chọn mô hình xử lý dữ liệu thứ cấp, và bộ dữ liệu sơ cấp.
2.8. Danh mục tài liệu tham khảo. Đây là danh mục các sách chuyên khảo, tham khảo, bài báo khoa học, luận án liên quan đến đối tượng nghiên cứu, được sử dụng trong Luận án.
Sắp xếp danh mục các tài liệu tham khảo tuân thủ theo trình tự APA.
- NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ TRÌNH BẦY LUẬN ÁN TIẾN SỸ
Luận án Tiến sỹ là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, kết quả phải đạt được hai yêu cầu cơ bản. Thứ nhất, phải có tính học thuật (academic), vấn đề phải được triển khai bằng ngôn ngữ khoa học hàn lâm, bằng những khung lý luận cơ bản trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh có phản biện tất cả các lý luận, các kết quả mà những công trình nghiên cứu trước đã đạt được liên quan đến đề tài của mình. Thứ hai, phải có điểm mới, tức là Luận án phải đặt ra được những vấn đề mới, đưa ra được những giả thuyết hay lý luận mới và kiểm chứng bằng những tư liệu mới.
3.1. Cấu trúc Luận án.
Luận án phải được sắp xếp và phân chia thành các Chương, Mục phù hợp, hướng tới việc đạt được mục tiêu đề ra. Không có qui định bắt buộc, nhưng số Chương, Mục đặt ra của Luận án phải phù hợp với mỗi mục tiêu nhỏ trong những nội dung của đề tài.
Tuy nhiên, mỗi Luận án cần có các nội dung phù hợp, mỗi nội dung có thể cấu thành một Chương, như những hướng dẫn sau đây:
Nội dung thứ 1: Giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu.
Trong nội dung này phải giới thiệu tính cấp thiết, đối tượng, phạm vi, mục tiêu của nghiên cứu. Phần tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài và dò tìm khe hổng lý thuyết là những nhiệm vụ bắt buộc phải có trong nội dung này. Cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa Tổng quan tình hình nghiên cứu và liệt kê các nghiên cứu đi trước. Tổng quan là thực hiện việc tập hợp, phân tích, đánh giá, diễn giải, qui nạp và phản biện tình hình nghiên cứu chung trong lĩnh vực liên quan đến đề tài, cả về lý thuyết hàn lâm, kể cả những ứng dụng thực tiễn. Mục tiêu của tổng quan là phải xác định được tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan đến đề tài, những gì đã được nghiên cứu, những gì chưa khám phá về mặt lý thuyết để xác định nghiên cứu của mình sẽ bắt đầu từ đâu, theo hướng nào, kế thừa những nghiên cứu nào đi trước và dự kiến sẽ phát triển như thế nào.
Phần tiếp theo sẽ trình bầy thứ tự sắp xếp các Chương trong Luận án, và giới thiệu tóm tắt nội dung của từng Chương khoảng từ 2-4 vấn đề cơ bản sẽ thực hiện.
Nội dung thứ 2: Cơ sở lý thuyết, giả thuyết và mô hình đề xuất.
Trong nội dung này trình bầy lý thuyết khoa học chuyên ngành trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh hình thành cơ sở tiệp cận của Luận án. Tiếp theo là phần chuẩn hóa và biện luận các khái niệm nghiên cứu dựa trên việc kế thừa những công trình đi trước, và diễn giải mối tương quan giữa chúng. Trên cơ sở đó, đề xuất và phát triển các giả thuyết cho nghiên cứu. Từ các giả thuyết này hình thành mô hình giả định cho nghiên cứu Luận án. Kết quả của nội dung này phải đưa ra được các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất.
Nội dung thứ 3: Thiết kế qui trình nghiên cứu.
Thiết kế qui trình nghiên cứu là sắp xếp thứ tự, trình tự triển khai các bước trong nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp phù hợp sẽ được vận dụng cho mỗi nội dung.
Phần này cũng trình bầy bộ dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu, nguồn gốc và cơ sở xây dựng bộ dữ liệu đó. Nếu bộ dữ liệu thứ cấp thì phải trình bầy nguồn gốc có cơ sở pháp lý tin cậy như: thông tin cung cấp chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế thuộc Liên Hợp quốc, bảng cáo bạch thông tin doanh nghiệp được niêm yết, thông tin của các tổ chức nghiên cứu thị trường được cộng đồng học thuật chấp nhận. Thông tin lấy từ các bài báo khoa học, nếu ở Việt Nam thì phải nằm trong danh mục do Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước qui định. Nếu bài báo quốc tế, thì phải nằm trong nhóm Tạp chí khoa học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, có uy tín được liệt kê tại đại chỉ http://science.thomsonreuters.com/mjl/ hoặc Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế do một Nhà xuất bản có uy tín ấn hành.
Nếu bộ dữ liệu sơ cấp thì phải qui trình xây dựng bộ dữ liệu, thiết kế bộ thang đo trên cơ sở tổng quan lý thuyết, kế thừa các nghiên cứu đi trước và những phương pháp khám phá để phát triển bộ thang đo. Qui trình triển khai lấy mẫu khảo sát, thu thập dữ liệu từ đối tượng khảo sát phải được trình bầy chi tiết và cơ sở thực tiễn khả thi của các bước thực hiện.
Trình bầy mô hình được lựa chọn để xử lý các dữ liệu đã thu thập là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong nội dung này.
Nội dung thứ 4: Kết quả và thảo luận.
Kết quả xử lý các số liệu nhằm thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu phải được trình bầy chi tiết, cụ thể và biện luận kết quả. Trước hết, kiểm định độ tin cậy của bộ dữ liệu đã thu thập, độ tin cậy của các thang đo, và những điều chỉnh nếu có cần được giới thiệu đầy đủ và thảo luận chi tiết các kết quả nhận được.
Đặc biệt trong nội dung này phải xác định được kết quả kiểm định các giả thuyết. Nếu các giả thuyết được phát biểu lại so với ban đầu thì phát biểu như thế nào, mô hình điều chỉnh theo hướng nào. Phần này cũng gắn với tổng quan lại lý thuyết nếu mô hình có những điều chỉnh so với ban đầu.
Nội dung không thể thiếu trong phần này là kiểm định kết quả của giả thuyết từ việc dò tìm khe hổng ở phần tổng quan. Nếu khe hổng được chấp nhận thì đây là điểm mới của Luận án. Thảo luận kết quả phải gắn chặt chẽ và chú trọng đến biện luận sự chấp nhận điểm mới từ giả thuyết ban đầu.
Nội dung thứ 5: Hàm ý và đề xuất.
Từ kết quả xử lý bộ dữ liệu của mô hình nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề xuất những hàm ý hoặc giải pháp. Đây chính là những đóng góp có cơ sở khoa học của người nghiên cứu. Những hàm ý phải gắn chặt với kết quả đạt được từ các nội dung trước.
Cuối mỗi Chương đều phải có phần tóm tắt.
Kết luận: Luận án phải có phần kết luận riêng biệt.
Tiếp theo là các Phụ lục của Luận án.
Phần cuối cùng là Danh mục các công trình đã công bố của nghiên cứu sinh.
3.2. Sử dụng trích, dẫn nguồn và tài liệu tham khảo
Sắp xếp danh mục các tài liệu tham khảo tuân thủ theo trình tự APA. Xem thêm chi tiết trong phần Phụ lục 2.
Trích nguồn và dẫn nguồn phải được kết nối chặt chẽ với danh mục tham khảo.
3.3. Hình thức trình bầy Luận án
Luận án được trình bầy trên giấy đánh máy, khổ A4, dung lượng khoảng từ 150 đến 200 trang. Font Times New Roman, Size: 13, Line Spacing: 1.5.
Qui định hình thức trình bầy trang bìa, trang lót và nhiều nội dung khác theo qui chuẩn chung của trường Đại học Kinh tế-Luật (Cần tham khảo website của Phòng sau Đại học).
Mầu bìa của Luận án Tiến sỹ cho ngành Quản trị kinh doanh – là mầu ĐỎ.
Luận án cho bảo vệ các cấp và phản biện kín được in 2 mặt, đóng gáy lò xo.
Luận án chỉ in một mặt và bìa có chữ MẠ VÀNG cho phiên bản cuối cùng.
TRƯỞNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM ĐỨC CHÍNH
PHỤ LỤC 1
QUY CHUẨN CỤM TỪ VIẾT TẮT, CHỮ VIẾT HOA, ĐỊNH DẠNG NGÀY THÁNG, ĐỊNH DẠNG CON SỐ
1.1. Viết tắt
Từ ngữ, thuật ngữ, tên địa danh tiếng Việt không được phép viết tắt. Ví dụ: phải viết đầy đủ “Thành phố Hồ Chí Minh” chứ không viết “Tp HCM”.
Từ ngữ, thuật ngữ và tên tổ chức bằng tiếng Anh được phép viết tắt, bao gồm cả tổ chức của Việt Nam có tên tiếng Anh. Các từ viết tắt chỉ được sử dụng sau khi chúng được tác giả giới thiệu sau cụm từ đầy đủ ở lần xuất hiện đầu tiên trong bài viết. Ví dụ: World Bank (WB) hoặc Small and medium-sized enterprises (SMEs), Tổng cục Thống kê (GSO).
Đơn vị đo lường thông dụng được sử dụng ngay mà không cần giới thiệu. Ví dụ: km, cm, m.
Lưu ý: Đối với các thuật ngữ hoặc tên tổ chức có từ tiếng Việt tương đương thì có thể dùng từ tiếng Việt ở lần xuất hiện đầu tiên, sau đó chú thích viết tắt. Ví dụ: Ngân hàng Thế giới (WB); Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI);
1.2. Chữ viết hoa
Các trường hợp điển hình bao gồm (nhưng không giới hạn):
Tên các cơ quan tổ chức; Tên các cá nhân; Tên các tổ chức hay thể chế được dùng trong cụm từ mà nó có vai trò là tính từ bổ nghĩa thì không viết hoa. Ví dụ: Kinh tế nhà nước (ở đây không viết hoa từ “nhà nước”).
1.3. Định dạng ngày tháng
Định dạng ngày tháng tiếng Việt: ngày... tháng... năm.... Ví dụ: ngày 2 tháng 9 năm 1945 (không viết 2/9/1945);
Định dạng ngày tháng tiếng Anh: tháng..., ngày... năm... (ví dụ: October, 3rd 2010).
1.4. Định dạng con số
Định dạng con số trong tiếng Việt:
- dấu phẩy (,) được biểu trưng cho nhóm dãy số thập phân;
- dấu chấm (.) biểu trưng cho phân nhóm các dãy số hàng đơn vị, hàng chục hàng trăm hàng nghìn...
Ví dụ: 200,233 đồng (được hiểu: 20 phẩy 233 đồng); 200.233 đồng (được hiểu: 200 nghìn 233 đồng).
Định dạng con số trong tiếng Anh: ngược lại với tiếng Việt: dấu phẩy (,) được biểu trưng cho phân nhóm các dãy số hàng đơn vị, hàng chục hàng trăn hàng nghìn...; Dấu chấm (.) biểu trưng cho cho nhóm dãy số thập phân.
PHỤ LỤC 2
QUI ĐỊNH VỀ DANH MỤC THAM KHẢO, TRÍCH DẪN VÀ TRÍCH NGUỒN
LOẠI TÀI LIỆU
|
QUY CHUẨN CHUNG:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
|
VÍ DỤ:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
|
VÍ DỤ:
TRÍCH DẪN TƯƠNG ỨNG TRONG BÀI VIẾT
|
- GHI VÀ SỬ DỤNG TRÍCH DẪN TỪ SÁCH: Tên sách: Viết chữ nghiêng
|
Một tác giả
|
Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Đối với tài liệu được xuất bản ngoài Việt Nam, nên ghi rõ tên thành phố, bang (nếu có) và tên nước.
|
Nguyễn Văn A (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2008, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
Krugman, P. (1995), Development, Geography, and Economic Theory, MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân (Nguyễn Văn A, 2009).
Krugman (2009: 19) nêu rõ “yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân”.
|
Hai tác giả
|
Họ tên tác giả 1 và họ tên tác giả 2 (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
|
Nguyễn Văn A & Nguyễn Văn B (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2008, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
Helpman, E. & Krugman, P. (1989), Trade Policy and Market Structure, MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
Nguyễn Văn A & Nguyễn Văn B (2009) tin rằng yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân.
Helpman & Krugman (1989: 80) cho rằng, “yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân”.
|
Từ 3 tác giả trở lên
|
Họ tên tác giả 1, họ tên tác giả 2, ... và họ tên tác giả n (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
|
Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B & Nguyễn Văn C (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2008, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
Helpman, E., Kotler, P. & Krugman, P. (1989), Trade Policy and Market Structure, MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
Nguyễn Văn A & cộng sự (2009) tin rằng yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân.
Helpman at al. (1989: 19) cho rằng, “yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân”.
|
Không có tên tác giả
|
Tên sách (năm xuất bản), nhà xuất bản, nơi xuất bản
|
Kinh tế tri thức (2009), Nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
Trade Policy and Market Structure (1989), MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
Trong cuốn Kinh tế tri thức (2009, 19) nêu rõ, “yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân.”
|
Nhiều tác phẩm của cùng một tác giả
|
Họ tên tác giả (năm), tên sách 1,
………………..tên sách 2,
Quy tắc: Sắp xếp theo trình tự năm xuất bản từ xa đến gần nhất trong danh mục.
|
Helpman, E. & Krugman, P. (1989), Trade Policy and Market Structure, MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
Helpman, E. & Krugman, P. (1990), Market Structure, MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân (Helpman & Krugman (1990).
Helpman & Krugman (1990: 19) nêu rõ, “yếu tố D ít có ảnh hưởng đến sản lượng nền kinh tế quốc dân”.
|
Nhiều tác phẩm xuất bản trong cùng 1 năm của cùng 1 tác giả
|
Họ tên tác giả (năm a), tên sách 1, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Họ tên tác giả (năm b), tên sách 2, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Sử dụng các chữ cái a/b/c...để phân biệt
|
Helpman, E. & Krugman, P. (1989a), Trade Policy and Market Structure, MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
Helpman, E. & Krugman, P. (1989b), Trade Policy, MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
Helpman & Krugman (1989a: 19) cho rằng, “yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân”.
Trong khi đó, yếu tố D ít có ảnh hưởng đến sản lượng nền kinh tế quốc dân (Helpman & Krugman, 1989b).
|
Người biên soạn/Chủ biên (Editor).
|
Họ tên chủ biên (biên soạn, năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
|
Nguyễn Văn C (biên soạn, 2009), Quy mô các nền kinh tế, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
Krugman, P. (ed., 1995), Development, Geography, and Economic Theory, MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
Nguyễn Văn C (biên soạn, 2009: 19) cho rằng, “X là yếu tố không thay đổi theo quy mô sản xuất”.
X là yếu tố không thay đổi theo quy mô sản xuất (Krugman, ed., 1995).
|
Ấn phẩm có lần xuất bản khác nhau
|
Tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, xuất bản lần thứ x, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
|
Nguyễn Văn A (2009), Kinh tế Việt Nam, xuất bản lần thứ 2, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
Krugman, P. (1995), Development, Geography, and Economic Theory, 10th edition, MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân (Nguyễn Văn A, 2009).
Krugman (1995: 20) cho rằng, yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân.
|
Từ điển bách khoa/từ điển có tác giả.
|
Tên tác giả (năm xuất bản), tên từ điển, Nhà xuất bản, nơi xuất bản.
|
Nguyễn Văn A (2009), Từ điển kinh tế, xuất bản lần thứ 2, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
Krugman, P. (2009), Economics Dictionary, 2nd edition, MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
Nguyễn Văn A (2010: 21) định nghĩa...
Krugman (2009: 21) định nghĩa...
|
Từ điển bách khoa/từ điển không có tác giả, chỉ có nhà biên soạn
|
Tên chủ biên (biên soạn, năm xuất bản), tên từ điển, Nhà xuất bản, nơi xuất bản.
|
Nguyễn Văn C (biên soạn, 2010), Từ điển kinh tế học, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
Krugman, P. (ed., 2009), Economics Dictionary, 2nd edition, MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
Nguyễn Văn C (biên soạn. 2010: 30) định nghĩa...
Krugman (ed., 2009: 30) định nghĩa...
|
Bài viết hoặc 1 chương trong 1 cuốn sách
|
Tên tác giả của bài viết/chương (năm xuất bản), ‘Tên bài viết/chương’, trong tên sách, tên chủ biên cuốn sách (chủ biên), Nhà xuất bản, nơi xuất bản, trang sách chứa nội dung bài/chương.
|
Nguyễn Văn A (1976), ‘Giải quyết khủng hoảng’, trong Kinh tế tri thức//Nguyễn Văn C (chủ biên), Nhà xuất bản ABC, Hà Nội, 100-120.
Helpman, E. & Krugman, P. (1989), ‘Trade Policy’, in Trade Policy and Market Structure//Helpman, E. (ed.), MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
Nguyễn Văn A (1976: 101) đã đề cập...
Helpman & Krugman, (1989: 101) đã đề cập…...
|
Sách dịch
|
Tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, do... dịch, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
|
Nguyễn Văn A (2002), Tài chính công, do Nguyễn Văn B dịch, nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
Helpman, E. & Krugman, P. (1989), Chính sách thương mại, do Nguyễn Văn A dịch, nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
|
Theo Nguyễn Văn A (2002), yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân.
Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân (Helpman & Krugman, 1989).
|
Sách điện tử
|
Tác giả (năm), tên sách, nhà xuất bản, truy cập lần cuối ngày... tháng... năm..., từ < liên kết đến cuốn sách trên internet>.
Tác giả (năm), tên sách, nhà xuất bản, truy cập lần cuối ngày... tháng... năm..., <Số DOI của cuốn sách>.
|
Nguyễn Văn A (2009), Tài chính công, Nhà xuất bản ABC, truy cập lần cuối ngày 20 tháng 1 năm 2010, từ <http://www.abcd.com/toancauhoa.pdf>.
Krugman, P. (1995), Development, Geography and Economic Theory, retrieved on Jan 20th 2010, DOI:10.1000/182.
|
Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân (Nguyễn Văn A, 2002).
Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân (Krugman, 1989).
|
- TRÍCH DẪN BÀI BÁO ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHOA HỌC (JOURNAL ARTICLE): Tên Tạp chí In nghiêng
|
Một tác giả
|
Họ tên tác giả (năm xuất bản), ‘tên bài báo’, tên tạp chí, số..., tập phát hành, trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí.
|
Lê Xuân H (2009), ‘Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 năm 2011’, Tạp chí Y, 15 (4), 7-13.
Krugman, P. (1995), ‘Development, Geography, and Economic Theory’, MIT Journal of Economy, 15 (4), 7-13.
|
Lê Xuân H (2009) tin rằng...
….(Krugman, 1995)
|
Hai tác giả
|
Họ tên tác giả 1 và họ tên tác giả 2 (năm xuất bản), ‘tên bài báo’, tên tạp chí, số..., tập phát hành, trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí.
|
Lê Xuân H & Nguyễn Xuân C (2009), ‘Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010’, Tạp chí Y, 15 (4), 7-13.
Krugman, P. & Helpman, E. (1995), ‘Development, Geography, and Economic Theory’, MIT Journal of Economy, 15 (4), 7-13.
|
... (Lê Xuân H & Nguyễn Xuân C, 2009).
Krugman & Helpman (1995) tin rằng...
|
Từ 3 tác giả trở lên
|
Họ tên tác giả 1, họ tên tác giả 2,... và họ tên tác giả n (năm xuất bản), tên tạp chí, số, tập phát hành, trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí.
|
Lê Xuân H, Nguyễn Xuân C và Trần Văn B (2009), ‘Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010’, Tạp chí Y, 15 (4), 7-13.
Krugman, P., Kotler, P. & Helpman, E. (1995), ‘Development, Geography, and Economic Theory’, MIT Journal of Economy, 15 (4), 7-13.
|
Lê Xuân H & cộng sự (2009) tin rằng...
... (Krugman at al., 1995).
|
Bài viết từ cơ sở dữ liệu điện tử
|
Họ tên tác giả (năm xuất bản), ‘tên bài báo’, tên tạp chí, số...,tập phát hành, trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí, truy cập ngày... tháng... năm..., từ cơ sở dữ liệu...
|
Lê Xuân H (2009), ‘Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010’, Tạp chí Y, 15 (4), 7-13, truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2010, từ cơ sở dữ liệu ABI Global.
Krugman, P., Kotler, P. & Helpman, E. (1995), ‘Development, Geography, and Economic Theory’, MIT Journal of Economy, 15 (4), 7-13, retrieved on October 20th 2010, from ABI Global database.
|
Lê Xuân H (2009) tin rằng...
Krugman at al. (1995) tin rằng...
|
3. TRÍCH DẪN TỪ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN KỶ YẾU, VĂN BẢN PHÁP LUẬT, BÁO CÁO: Tên Luận án, Báo cáo: In nghiêng
|
Luận văn/Luận án/Đề tài
|
Tên tác giả (năm công bố), ‘Tên luận văn/luận án/đề tài’, loại luận văn/luận án/đề tài, nơi bảo vệ luận văn/luận án/đề tài.
|
Nguyễn Văn A (2009), ‘Mô hình tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam’, luận án tiến sĩ, Đại học ABC.
Krugman, P. (1995), ‘Development, Geography, and Economic Theory’, doctoral dissertation, MIT, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
Nguyễn Văn A (2009: 19) chỉ ra rằng...
... (Krugman, 1995: 19).
|
Kỷ yếu hội thào/hội nghị
|
Họ tên tác giả (năm), ‘tên bài viết’, tên kỷ yếu hội thảo/hội nghị, tên tổ chức xuất bản, nơi xuất bản, trang trích dẫn.
|
Nguyễn Văn A (2010), ‘Sinh viên nghiên cứu khoa học: những vấn đề đặt ra’, Kỷ yếu Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010, Viện nghiên cứu X, Hà Nội, 177-184.
Krugman, P. (1995), ‘Development, Geography, and Economic Theory’, MIT Proceedings, MIT, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
... (Nguyễn Văn A, 2010: 180).
Krugman (1995: 180) cho rằng...
|
Báo cáo của các tổ chức
|
Tên tổ chức (năm công bố báo cáo), tên báo cáo, địa danh ban hành báo cáo.
|
Tổng cục thống kế (2010), Tình hình kinh tế xã hội năm 2009, Hà Nội.
World Bank (2010), Vietnam’s economy in 2009, Hanoi.
|
... (Tổng cục Thống kê, 2010).
World Bank (2010) cho biết...
|
Văn bản pháp luật
|
Tên cơ quan ban hành (năm ban hành), tên văn bản, ban hành ngày... tháng... năm...
|
Bộ tài chính (2007), Thông tư số 44 /2007/BTC hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, ban hành ngày 07 tháng 5 năm 2007.
|
Bộ tài chính (2007) điều chỉnh giảm....
|
- TRÍCH DẪN LẠI TRÍCH DẪN
|
Trích từ sách
|
Họ tên tác giả 2 (năm), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Trích dẫn lại của Tác giả 1 được trích trong tác phẩm của tác giả 2 thì phải đề cập đến cả 2 tác giả, nhưng danh mục tham khảo chỉ liệt kê tài liệu của tác giả 2 (nguồn trực tiếp đọc).
|
Nguyễn Văn B (2010), Kinh tế vi mô, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
Krugman, P. (2009), Economics Dictionary, 2nd edition, MIT Press, Cambridge, Massachusetts, USA.
|
Nguyễn Văn A (trích dẫn trong Nguyễn Văn B, 2010: 15) chỉ ra rằng...
Smith (trích dẫn trong Krugman, 2009: 15) chỉ ra rằng...
|
Trích từ bài báo khoa học
|
Giống như ghi bài báo, nhưng của Tác giả 2.
|
Krugman, P. (1995), ‘Development, Geography, and Economic Theory’, MIT Journal of Economy, 15 (4), 7-13.
|
Nguyễn Văn A (Trích dẫn trong Krugman, P. (1995) chỉ ra rằng, …..
|
Qui định Đề cương Tiến sỹ (Tải file đính kèm tại đây)
Họ và tên:
|
*
|
|
Email:
|
*
|
|
Tiêu đề:
|
*
|
|
Mã xác nhận:
|
(*)
|
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules |
| | | |
Toolbar's wrapper | | | | | |
Content area wrapper | |
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle. |
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttons | Statistics module | Editor resizer |
| |
|
|
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other. | |
| | | |
*
|
|
| |