Chuẩn đầu ra ngành Marketing

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH MARKETING

  1. Mục tiêu cụ thể

 Mục tiêu cụ thể của chương trình là đào tạo và cung ứng cho các doanh nghiệp và tổ chức những chuyên viên, nhà quản lý marketing chuyên nghiệp: Có kiến thức về Marketing cần thiết cho những vị trí chuyên viên, chuyên viên cao cấp và các cấp quản lý bậc trung trong Marketing như quản lý thương hiệu, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý truyền thông. Ngoài các kiến thức chuyên sâu về Marketing, sinh viên còn được trang bị các kiến thức về  như quản trị nguồn nhân lực, quản trị chiến lược, quản trị chuỗi cung ứng để hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa các lĩnh vực này với quản trị Marketing và cách thức phối hợp trong công việc. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được hướng dẫn và thực hành các kỹ năng chuyên biệt dành cho một chuyên viên Marketing và các kỹ năng mềm cần thiết cho một người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và cả những kỹ năng mềm cho cuộc sống. Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn sẽ được truyền đạt đến sinh viên, lấy làm kim chỉ nang cho mọi hoạt động nghề nghiệp sau này. Cụ thể:

1.1. Về kiến thức chung (A)

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành  có khả năng vận dụng các khối kiến thức chung:

A1. Có kiến thức về lý luận, phương pháp luận và nghiên cứu, tư duy logic. Biết vận dung kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực rộng vào Quản trị Marketing và kinh doanh.

  • Thứ nhất, về Lý luận: phương pháp luận và nghiên cứu, tư duy lôgic để vận dụng vào các hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp và cuộc sống.
  • Thứ hai, về Kiến thức đại cương: khả năng vận dụng các khối kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn (toán, Khoa học tự nhiên, Con người và môi trường, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học hành vi) vào giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

A2. Có kiến thức cơ bản của nhóm ngành và cơ sở ngành: Nắm vững lý khoa học quản trị, Marketing và kinh tế.

  • Thứ ba, về Kiến thức cơ bản của nhóm ngành:khả năng hệ thống hóa các kiến thức trong các lĩnh vực Nghiên cứu định lượng, Pháp luật, Lịch sử, Tâm lý học kinh doanh, Logic học, Văn hóa học để hiểu rõ những công cụ, phương pháp, cơ sở nền tảng vận dụng nghiên cứu trong hoạch định Marketing và các hoạt động kinh doanh.
  • Thứ tư, về Kiến thức cơ sở ngành: Nắm vững và vận dụng các kiến thứcKinh tế học, Quản trị học, Marketing căn bản trong các lĩnh vực cụ thể gắn liền với Marketing để phân tích, đánh giá tình hình thị trường; tham gia đề xuất và thực hiện các kế hoạch: Marketing và kinh doanh.

Những kiến thức cơ bản và cơ sở ngành có được nhằm giúp người học giải quyết được các mối quan hệ kinh tế-xã hội trong tổ chức, điều hành và quản lý, đặc biệt là các kiến thức liên quan đến văn hóa, tâm lý và hành vi khách hàng, chiến lược Marketing và truyền thông, lập và triển khai kế hoạch Marketing. Trên cơ sở đó, người học có thể phân tích, đánh giá và tổng hợp một vấn đề nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực Marketing, vận dụng kiến thức từ thực tế, thực tập để bước đầu hiểu thực tiễn hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp và có định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp tương lai của mình.

1.2. Về kiến thức chuyên môn (B)

Nắm vững và hệ thống hóa các kiến thức như Quản trị Marketing, Quản trị truyền thông, Quản trị thương hiệu, Quản trị quan hệ khách hàng... để phân tích, đánh giá và vận dụng được các kiến thức đã học vào khởi nghiệp kinh doanh và quản trị tốt các chiến lược và hoạt động Marketing tại một doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh mang tính toàn cầu.

B1. Khả năng hiểu và hệ thống lý thuyết Marketing và quản lý vào giải quyết các tình huống kinh doanh thực tế.

B2. Có kiến thức chuyên sâu về Marketing để có thể làm việc trong lĩnh vực Marketing, tư vấn phát triển thương hiệu, quảng cáo và phát triển kinh doanh (ở những vị trí chuyên viên, trợ lý):

-       Am hiểu các nguyên lý về hành vi người tiêu dùng, các nguyên lý của Marketing, lý thuyết về thương hiệu và truyền thông.

-       Hiểu biết các luật trong Marketing và các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

B3. Khả năng ứng dụng kiến thức để xây dựng chiến lược Marketing.

B4. Khả năng ứng dụng kiến thức để tổ chức hoạt động Marketing.

B5. Có khả năng lập luận tư duy logic và giải quyết các vấn đề Marketing, kinh doanh và quản lý.

1.3. Về kỹ năng (C), khả năng (D, E, F, G)

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình cử nhân chất lượng cao ngành Marketing có các kỹ năng và khả năng phục vụ công tác chuyên môn: lập luậ tư duy và giải quyết các vấn đề, tư duy hệ thống, nghiên cứu khoa học và khám phá kiến thức, các nghiệp vụ trong nghề và làm việc nhóm. Cụ thể

      Kỹ năng chuyên môn (C)

C1. Kỹ năng làm việc nhóm và khả năng hình thành, phát triển và lãnh đạo nhóm.

C2. Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật phân tích thị trường, phân tích dự án đầu tư, phân tích hoạt động kinh doanh.

C3. Khả năng tổ chức các hoạt động Marketing.

C4. Khả năng soạn thảo và đàm phán hợp đồng truyền thông.

Khả năng tư duy và lập luận (D)

D1. Lập luận tư duy và ứng dụng trong giải quyết các vấn đề Marketing, kinh doanh và quản lý như phát hiện và hình thành vấn đề, đánh giá, phân tích, tổng hợp và đưa ra giải pháp kiến nghị.

D2. Tư duy theo hệ thống khi tiếp cận xử lý các vấn đề trong quản trị Marketing.

D3. Nghiên cứu khoa học các vấn đề có liên quan đến Marketing.

Khả năng giao tiếp (E)

E1. Giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Việt và tiếng Anh (550 TOEIC).

E2. Khả năng viết hiệu quả bằng Việt ngữ và Anh ngữ (550 TOEIC).

E3. Khả năng nghe với tư duy phản biện.

E4. Khả năng trình bày hiệu quả các vấn đề hay ý tưởng trước đám đông.

Khả năng hợp tác (F)

F1. Khả năng phối hợp làm việc để đạt mục tiêu chung

F2. Khả năng hợp tác với các đối tác toàn cầu

Khả năng quản lý (G)

G1. Khả năng hình thành các ý tưởng về kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động thuộc ngành Marketing

G2. Khả năng điều hành nhóm hoạt động trong lĩnh vực Marketing

1.4. Về năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn và khả năng học tập suốt đời

Các năng lực có được từ Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao Marketing đạt chuẩn quốc tế giúp người học có thể vận dụng linh hoạt vào thực tiễn đời sống trong môi trường sản xuất và kinh doanh mang tính toàn cầu, gọi tắt là C-D-I-E và khả năng học tập suốt đời. Cụ thể:

 Về năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn (H)

H1. Khả năng hình thành các ý tưởng về kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động thuộc ngành Marketing (Conceiving – C)

H2. Khả năng xây dựng các phương án, dự án trong trong các lĩnh vực hoạt động thuộc ngành Marketing (Design – D)

H3. Khả năng thực hiện các phương án, dự án về kinh doanh trong lĩnh vực Marketing nói riêng và các lĩnh vực khác (Implement – I)

H4. Khả năng đánh giá các phương án và các hoạt động Marketing đặt trong các bối cảnh về xã hội và ngoại cảnh, bối cảnh về doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh cụ thể.  (Evaluate – E)

Khả năng học tập suốt đời (I)

I1. Khả năng học hỏi và áp dụng kiến thức mới.

I2. Khả năng tự học.

I3. Khả năng tư duy, lập luận, nhận định và phản biện.

I4. Khả năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu, các phần mềm thống kê để tự nghiên cứu Marketing, nghiên cứu trong Quản trị.

1.5. Về thái độ cá nhân với nghề nghiệp và xã hội (J)

J1. Có các phẩm chất cá nhân như: tự tin, linh hoạt, sẵn sàng đương đầu với rủi ro nghề nghiệp, nhiệt tình say mê, sáng tạo, có tư duy phản biện, tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa, có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh, thích đương đầu với thử thách và khát vọng trở thành doanh nhân, nhà lãnh đạo, chuyên gia cao cấp.

J2. Phát triển các kỹ năng và phẩm chất đạo đức cá nhân tự học tập, quản lý thời gian và bản thân, hiểu được những mạo hiểm và khả năng quyết đoán trong kinh doanh; khả năng làm việc dưới áp lực cao và môi trường biến động; giữ chữ tín và cam kết, tuân thủ nội quy, quy định của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

J3. Khả năng sử dụng thành thạo công cụ tin học như các phần mềm văn phòng (Word, Excel, PowerPoint) và các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn như E-View hay SPSS.

J4. Có các kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp gồm đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng pháp luật, làm việc với tinh thần kỷ luật cao, có lối sống tích cực, và có tinh thần hướng về cộng đồng, tổ chức và sắp xếp công việc, tính chuyên nghiệp, khả năng lập kế hoạch, khả năng làm việc độc lập trong môi trường quốc tế, khả năng đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân và sự nghiệp.

J5. Có khả năng làm việc độc lập; tự học hỏi và tìm tòi, làm việc có kế hoạch và khoa học; có kỹ năng quản lý thời gian, phân bổ công việc cá nhân, có khả năng làm việc nhóm và một số kỹ năng quản lý và lãnh đạo; có khả năng hình thành, phát triển và lãnh đạo nhóm thông qua khả năng giao tiếp tốt và hiệu quả (bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh) bằng văn bản (nói và viết).

J6. Có trách nhiêm với cộng đồng: biết lựa chọn các vấn đề mang tính đạo đức để học tập và nghiên cứu, tham gia vào các hoạt động xã hội ở mọi phạm vi (nhà trường, khu phố, khu vực hay toàn cầu, nhận biết và tham gia giải quyết các vấn đề đạo đức xã hội và có đạo đức nghề nghiệp.